1001 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MỸ PHẨM

Bài viết này sẽ cung cấp một số kiến thức cơ bản về mỹ phẩm cho những bạn đang quan tâm về các dạng kết cấu của sản phẩm mỹ phẩm, cũng như là các thành phần thường dùng để tạo nên một sản phẩm mỹ phẩm cơ bản.

Một thách thức lớn trong ngành mỹ phẩm là người dùng phải hài lòng với cảm giác khi sử dụng, mùi, màu sắc,… của mỹ phẩm. Nhưng quan trọng hơn hết là hiệu quả sử dụng của nó.

Việc để tạo ra một sản phẩm mỹ phẩm để có thể thương mại hoá trên thị trường là một câu chuyện rất dài và rất khác. Bài viết này chỉ đủ để các bạn nhìn vào bảng thành phần của một sản phẩm rồi quyết định có mua hay là không nhé!

Trong một sản phẩm mỹ phẩm có gì?
Các thành phần cơ bản của mỹ phẩm
Pha dầu: Dầu, mỡ, sáp (Oil)
Nước (Water)
Hoạt chất (Active substance/ active ingredient)
Chất tạo độ nhớt (Thickener, Viscosity enhance)
Chất diệt khuẩn (Antibacterial, preservative)
Chất chống oxi hoá (Antioxidant)
Chất hút ẩm (Humectant)
Chất che phủ (Miscellaneous substance)
Chất tạo màu (Colorant)
Hương liệu (Perfume)
Chất hoạt động bề mặt (Surfactant)

h1|Trong một sản phẩm mỹ phẩm có gì?

h2|Các thành phần cơ bản của mỹ phẩm

h3|Pha dầu: Dầu, mỡ, sáp (Oil)

Dầu, mỡ, sáp,… gọi chung là những chất thuộc pha dầu trong mỹ phẩm, nghĩa là mang tính chất ưa dầu (kỵ nước, không tan trong nước), tạo được lớp màng trên da chống thấm, giúp giữ ẩm cho da bằng cách hạn chế nước trong biểu bì bay hơi.

Ở nhiệt độ thông thường, dầu tồn tại ở thể lỏng, mỡ và sáp ở thể rắn.

Đây cũng là thành phần có mặt trong hầu hết tất cả các loại mỹ phẩm trên thị trường hiện nay như kem, lotion, son,…. nhưng trong serum thì không (nếu có thì cũng rất ít).

Tính chất:

-Không tan trong nước, có độ bay hơi thấp ở nhiệt độ phòng

-Dễ lan tỏa trên da tạo thành một lớp màng ngăn cản sự bay hơi của nước từ biểu bì ra môi trường, giúp giữ ẩm cho da, làm mềm da.

-Có khả năng làm dung môi tốt và được nhũ hoá với nước khi có mặt của một hay một số chất hoạt động bề mặt (Ví dụ như trong dầu tẩy trang chẳng hạn)

Phân loại:

-Dầu có nguồn gốc thực vật: dầu dừa, dầu cọ, dầu đậu nành, dầu squalane (từ olive và mía)…

-Dầu có nguồn gốc động vật: Squalane (từ dầu gan cá mập), mỡ cá,…

-Dầu khoáng (dẫn xuất từ dầu mỏ): White petroleum, Petroleum jelly, petrolatum,… và các hydrocarbon có số Carbon chủ yếu lớn hơn 25)

-Dầu tổng hợp/bán tổng hợp: Silicone, lanolin, sáp ong,…

h3|Nước (Water)

Nước có mặt trong hầu hết các sản phẩm có mặt trên thị trường, với nhiều mục đích khác nhau:

  • Dùng làm dung môi để hoà tan các thành phần có khả năng tan trong nước.
  • Dùng làm pha nước trong sản phẩm tạo nhũ tương (nước tẩy trang, kem,…)
  • Giúp giảm giá thành sản phẩm hoặc đơn giản chỉ để làm mát da, cấp ẩm (Ví dụ: essence và toner là 2 sản phẩm có tỉ lệ pha nước nhiều nhất)
h3|Hoạt chất (Active substance/ active ingredient)

Hoạt chất hay còn được mọi người hay gọi là chất active (active ingredient) là những chất có hoạt tính đặc biệt, được thêm vào trong sản phẩm để nó có hoạt tính tương ứng.

Ví dụ: Thêm Salicylic acid 2% (BHA) vào trong một hệ nền làm cho sản phẩm mang đặc tính là tẩy tế bào chết hoá học, cũng là khả năng chính của sản phẩm. Hoạt chất chống nắng hay các hoạt chất khác cũng tương tự như thế.

 

Một số hoạt chất thông thường có thể kể đến được dùng trong mỹ phẩm như:

  • Chất diệt khuẩn
  • Chất kháng oxy hoá
  • Chất chống tia UV
  • Ngăn chặn, hấp thụ tia UV: Titanium Oxide (TiO2), Zine oxide (ZnO)
  • Hấp thụ tia UV: Các hợp chất có vòng thơm
  • Chất làm trắng da: Có khả năng làm giảm sự hình thành melanin hoặc hạn chế sự di chuyển của melanin lên thượng bì hay chuyển melanin thành các chất khác không mang màu.

Ví dụ: Hydroquinone, Alpha Arbutin, LAA (vitamin C), Kojic acid,…

  • Vitamin:
  1. Vitamin A: Chống lão hoá da, cải thiện độ đàn hồi và vẻ ngoài của làn da. Phái sinh vitamin A thường dùng trong mỹ phẩm ví dụ như Retinoid
  2. Vitamin C: Chống oxi hoá, hấp thụ và chống lại tác động của tia UV, tăng cường khả năng chống nắng của kem chống nắng, có khả năng hoạt động như một chất làm sáng da
  3. Còn có Vitamin E, D, B6, Panthenol,…
  • Hợp chất và chiết xuất từ thiên nhiên: tinh chất trà xanh, hoa cúc, rễ cây hoàng cầm,…

Mình sẽ tổng hợp lại các chất active mà đã có trên blog cho các bạn tham khảo nhé:

+Retinoid: https://callmeduy.com/bai-viet/retinoids-than-duoc-cho-sac-djep-p1

+Vitamin C: https://callmeduy.com/bai-viet/vit-c-than-duoc-chong-oxy-hoa-cho-da

+Alpha arbutin + Hydroquinone: https://callmeduy.com/bai-viet/trang-da-bang-hydroquinone-va-arbutin

+Vitamin B5: https://callmeduy.com/bai-viet/vitamin-b5-hoat-chat-phuc-hoi-than-thanh

h3|Chất tạo độ nhớt (Thickener, Viscosity enhance)

Là những chất làm tăng độ nhớt, độ đậm đặc cho sản phẩm bằng cách làm tăng liên kết ngang, giúp tạo cảm giác đặc hơn cho sản phẩm, tạo thành kết cấu cho sản phẩm như gel/gel cream, tạo lớp bọt bền,…

Một số chất làm đặc thường bắt gặp trong mỹ phẩm như hydroxypropyl cellulose, methyl cellulose, xanthan gum,… (phần lớn là những chất tổng hợp nhân tạo)

Do đó trong một số sản phẩm mà bạn có thể thấy ở dạng như là serum hay dạng gel có kết cấu đặc thì chưa hẳn là sản phẩm đó chứa ít nước hay là nhiều hoạt chất như bạn nghĩ đâu nhé!

h3|Chất diệt khuẩn (Antibacterial, preservative)

Chất diệt khuẩn trong mỹ phẩm thì cũng được coi như là chất bảo quản do nó có tác dụng diệt vi sinh vật như vi khuẩn, vi nấm,… và ngăn không cho vi sinh vật phát triển.

Dĩ nhiên một số sản phẩm mà claim rằng không có chất bảo quản thì date sử dụng sẽ ngắn hơn rồi.

Chất diệt khuẩn chia ra làm 2 loại là: Diệt khuẩn cho đối tượng sử dụng và diệt khuẩn để bảo vệ sản phẩm.

  • Chất diệt khuẩn cho đối tượng sử dụng: Là chất được cho vào sản phẩm để diệt vi khuẩn trên đối tượng sử dụng, hay còn được gọi là chất sát trùng như được dùng trong nước súc miệng, kem đánh răng, xà phòng diệt khuẩn, dầu gội trị gàu… thường được dùng ở tỉ lệ nhiều hơn 1% trong sản phẩm.
  • Chất diệt khuẩn được cho vào để bảo vệ sản phẩm khỏi sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, do đó nó cũng được xem như là chất bảo quản và thường được dùng ở tỉ lệ thấp, khoảng 0.1-0.2%.

 

Một số chất diệt khuẩn thường gặp như: TCC, TBS, Irgasan DP300, Selenium sulfite, Hexachlorophene, Chlorhexidine,…

Nhưng trong mỹ phẩm có nhất thiết chứa chất diệt khuẩn để bảo quản không?

Câu trả lời là KHÔNG!

Chỉ cần sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng được một số yêu cầu về tính chất sau đây thì sẽ không cần thiết phải thêm chất bảo quản bổ sung vào sản phẩm như:

  • pH của sản phẩm: pH<5 hoặc pH>8 thì vi sinh vật khó có khả năng phát triển trong môi trường của sản phẩm
  • Sản phẩm có bổ sung các chất có khả năng diệt khuẩn tự nhiên như: tinh dầu tràm trà, tinh dầu mù u,.. hay các loại acid: AHA, BHA,…
  • Có những chất hydrate (Glycerin, sorbitol,…) với hàm lượng lớn được xem như có khả năng tự bảo quản.

 

Tuy nhiên chất bảo quản trong sản phẩm mỹ phẩm không hẳn đã là xấu và gây hại cho da. Nếu một sản phẩm hoàn toàn không có chất bảo quản thì sẽ có rất nhiều nhược điểm như là date sử dụng ngắn, sản phẩm dễ bị hư hỏng do quá trình vận chuyển hoặc nhiệt độ bảo quản. Vì thế việc lựa chọn chất bảo quản trong sản phẩm cũng rất quan trọng, phải đáp ứng được một số yêu cầu như:

  • Không độc, gây kích ứng hay nhạy cảm ở nồng độ sử dụng trên da.
  • Bền với nhiệt và chứa được lâu dài.
  • Có khả năng tương hợp với các cấu tử khác trong công thức và với vật liệu đóng gói.
  • Nên có hoạt tính ở nồng độ thấp.
  • Giữ được hiệu quả trong phạm vi pH rộng.
  • Có hiệu quả đối với nhiều vi sinh vật.
  • Dễ tan, không mùi và không màu.
  • Không bị bay hơi, giữ được hoạt tính khi có thêm các thành phần khác.

h3|Chất chống oxi hoá (Antioxidant)

Chất chống oxi hoá là những chất có khả năng ngăn chặn quá trình oxi hoá thông qua việc ngăn chặn và bắt giữ gốc tự do.

  • Chất chống oxi hoá được sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm như là một loại hoạt chất. Bằng cách sử dụng sản phẩm, tạo nên tác dụng chống oxi hoá trên làn da của đối tượng sử dụng như (cream, serum chứa vitamin C, vitamin E, EGCG từ trà xanh,…)
  • Bên cạnh đó, chất chống oxi hoá được cho vào sản phẩm cũng để bảo quản sản phẩm nữa, mục đích là để chống lại quá trình oxi hoá các nguyên liệu dễ bị oxi hoá. Một số chất chống oxi hoá có tác dụng bảo quản như BHT, BHA (Butylated hydroxyanisole chứ không phải Beta-Hydroxyl acid nha).
  • Một số chất chống oxi hoá có tác dụng trên làn da hiệu quả phải kể đến như Tocopherol, Acid ascorbic, Carotene, vitamin A, Glutathione, Acid citric,…
h3|Chất hút ẩm (Humectant)

Trước giờ thì mình nhận thấy là có khá nhiều bạn hiểu nhầm đình nghĩa này luôn nè.

Không phải mọi chất dưỡng ẩm đều có khả năng giữ ẩm đâu nha.

Humectant (chất hút ẩm) và Emollient (chất giữ ẩm) có tính chất khác nhau.

Thường các bạn hay nói theo thói quen là “chất abc có khả năng hút ẩm và giữ ẩm trên da hiệu quả”. Điều đó không hoàn toàn đúng đâu nha!

 

 

Quá trình bay hơi nước trong sản phẩm là liên tục nên sản phẩm sẽ có thể bị biến tính hay bị hỏng do mất nước. Một số hiện tượng thường có thể gặp khi sản phẩm bị mất nước như: khô, vón cục, nứt bề mặt,…

Do đó việc bổ sung Humectant và Emollient vào trong sản phẩm là cần thiết.

Có thể hiểu cơ chế giữ ẩm cho sản phẩm của Emollient và cơ chế hút ẩm của Humectant như sau:

 

Một số chất dưỡng ẩm da nói chung phải kể đến trong mỹ phẩm như: acid lactic, Ethylen glycol, Glycerine (trihydroxy propan), Sorbitol (hexahydroxy hexan). Propylen glycol, Polyethylene glycol.

Trong đó Glycerine và Sorbitol được sử dụng nhiều nhất vì vừa có khả năng dưỡng ẩm hiệu quả cho da, vừa chống lại sử phát triển của vi khuẩn ở nồng độ cao nữa.

 

Ngoài ra, còn có một định nghĩa tương tự nữa, đó chính là Occlusive (chất khoá ẩm).

Occlusive là những chất có khối lượng phân tử lớn, nặng, giúp chúng lưu lại trên bề mặt da mà không đi sâu vào trong. Nhờ vậy, occlusive có khả năng tạo một lớp màng bảo vệ trên da, giúp hạn chế lượng độ ẩm bị mất đi do nước bốc hơi. Với đặc điểm này, occlusive có tác dụng rất tốt trong việc dưỡng ẩm, đặc biệt cho làn da khô ráp, và hạn chế vi khuẩn bên ngoài tiếp xúc với da, dùng trong điều trị giúp cho vết thương mau lành. Đồng thời, occlusive sử dụng trong mỹ phẩm cũng giúp khoá dưỡng chất trên da. Một số các occlusive thông dụng gồm có petrolatum/mineral oil, các loại dầu thực vật (jojoba, grapeseed, argan,…), lanolin, beewax, silicones (dimethicone, cyclopentasiloxane and phenyl trimethicone), paraffin, …

h3|Chất che phủ (Miscellaneous substance)

Thành phần này thường được tìm thấy trong các sản phẩm make up hơn, như là cushion hay kem nền. Còn trong các sản phẩm skincare thì rất ít, thường thì chỉ có trong kem chống nắng là phổ biến nhất.

Định nghĩa: Chất che phủ là những chất ở dạng bột mịn (thường sẽ có màu), có diện tích bề mặt riêng lớn để che phủ, được sử dụng trong các loại phấn trang điểm.

Một số loại thường gặp như:

– Bột talc (Thường gặp trong bảng thành phần với tên là Talc Poder đó): bột khoáng màu trắng, thành phần hoá học là hydrated magnesium silicate, ít hấp thu nước

– Kaolin : đất sét trắng, thành phần chủ yếu hydrated aluminum silicate. Chất hấp thu tốt, dễ gặp nhất là trong mặt nạ đất sét nè. Tận dụng khả năng hấp thụ tốt để dùng làm mặt nạ hút bã nhờn đó.

– Titan dioxide, Zinc oxide: Là 2 thành phần chính trong kem chống nắng vật lý. Vừa có khả năng che phủ khuyết điểm tốt do diện tích bề mặt riêng lớn, vừa có khả năng phản xạ, ngăn không cho tia UVA/UVB hấp thụ vào da.

– Calcium carbonate, Magnesium carbonate

– Zinc – magnesium stearate.

– Tinh bột: polysaccharide

– Mica: potassium aluminum silicate dihydrate

– Polymer : Nylon -12, nylon -6, polyethylene, polypropylen, silicone….

h3|Chất tạo màu (Colorant)

Chất tạo màu thì không có quá nhiều ý nghĩa trong các sản phẩm skincare theo ý kiến cá nhân của mình. Tuy nhiên sản phẩm make up thì chất tạo màu siêu siêu quan trọng luôn nha, nhất là son, má hồng, phấn mắt,….

Định nghĩa: Chất màu là những chất mang màu, tạo màu cho sản phẩm.

Những chất tạo màu dùng trong mỹ phẩm thường được quy định nghiêm ngặt theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.

 

 

h3|Hương liệu (Perfume)

Hương liệu là chất tạo nên mùi hương cho sản phẩm, cũng là một yếu tố thương mại, thu hút khách hàng do thị hiếu người tiêu dùng thích những sản phẩm có mùi hương thơm và dễ chịu.

Tuy nhiên, không phải bất kì loại sản phẩm mỹ phẩm nào có chất tạo mùi đều tốt hay thu hút người dùng.

Đối với sản phẩm tẩy rửa như dầu gội đầu, dầu xả tóc hay sữa tắm thì hương thơm là một yếu tố quan trọng và cũng là một yếu tố thu hút khách hàng, không gây ảnh hưởng xấu hay kích ứng đáng kể đối với vùng da sử dụng là da đầu và da body.

Tuy nhiên, đối với sản phẩm dùng cho da mặt thì lại khác. Hương liệu dù là tự nhiên hay nhân tạo cũng đều có nguy cơ kích ứng cho da mặt, bởi da mặt mỏng hơn nhiều so với da body.

Một số hương liệu tự nhiên có thể được tìm thấy rất nhiều trong bảng thành phần mỹ phẩm như là: Limonene, Linalool, Hexyl Cinnamal, Butylphenyl Methylpropional, Citrus Aurantifolia Peel Extract, Citrus Aurantifolia Peel Oil,… hoặc các loại chiết xuất tự nhiên (extract) cũng có thể được xem là chất tạo mùi. Hoặc đơn giản hơn là trên bảng thành phần ghi sẵn chữ Perfume hay Fragrance luôn.

Tuy nhiên không phải da nào cũng đều bị kích ứng bởi hương liệu đâu nha. Nên bạn cũng không nhất thiết là thấy sản phẩm nào có hương liệu là tránh hết mà có thể patch test trước nha.

h3|Chất hoạt động bề mặt (Surfactant)

Chất hoạt động bề mặt sẽ được trình bày chi tiết ở phần 2. Nhưng ở đây mình cũng sẽ nói sơ qua cho các bạn có thể hiểu nha.

Định nghĩa: Các chất hoạt động bề mặt (surfactant) là những chất có khả năng thay đổi sức căng bề mặt (làm giảm) tại bề mặt phân chia pha

Bề mặt phân chia pha : Rắn – lỏng, lỏng – lỏng, lỏng – khí, khí – rắn, rắn – rắn.

Gần như trong tất cả các sản phẩm mỹ phẩm đều có sử dụng chất hoạt động bề mặt luôn nha.

Vai trò của chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm:

1. Tẩy rửa : nhằm mục đích loại bỏ các chất không mong muốn ra khỏi một bề mặt da, ví dụ như là tẩy trang, sữa rửa mặt hay dầu gội đầu,…

2. Làm ướt : Nhằm mục đích thấm ướt, tăng cường liên kết giữa hai bề mặt khác nhau, ví dụ như thấm ướt các hạt màu

3. Tạo bọt : tạo bọt mịn, đều và bền (sữa rửa mặt, kem đánh răng, sữa tắm…)

4. Nhũ hoá : tạo và duy trì độ bền của nhũ (các loại kem, lotion…) hạn chế sự tách lớp của sản phẩm cũng như tạo nên cấu trúc sản phẩm.

5. Làm tan : làm tan các cấu tử mong muốn vào một dung môi nào đó.

6. Tính chất khác : diệt khuẩn (các cation amoni bậc 4), hấp phụ lên bề mặt (cation trong dầu dưỡng tóc), ức chế enzyme…

Nguồn Callmeduy

Trả lời