Lịch sử đầy hấp dẫn về mỹ phẩm tại các nền văn minh trên thế giới

Ở các nền văn mình khác nhau trong quá khứ, người ta đã biết sử dụng mỹ phẩm để biểu thị văn hóa. Lịch sử mỹ phẩm vẫn đang là đề tài hấp dẫn đến ngày nay.

Có nhiều lý do để con người ta trang điểm. Có muôn vàn những loại mỹ phẩm khác nhau và với mỗi dịp khác nhau người ta lại sử dụng những phong cách trang điểm phù hợp. Lịch sử mỹ phẩm trong các nền văn minh trên thế giới cũng không kém phần phong phú. Người xưa không chỉ sử dụng mỹ phẩm để làm đẹp mà còn là một cách để thể hiện văn hóa truyền thống, bao gồm các nghi lễ tôn giáo.

Theo lịch sử mỹ phẩm, chúng cũng được sử dụng trong thời kỳ cổ đại với mục đích thẩm mỹ và thậm chí là tránh nắng.

Lịch sử mỹ phẩm và quá trình phát triển trước Công Nguyên

Năm 10.000 trước Công Nguyên

lich-su-day-hap-dan-ve-my-pham-tai-cac-nen-van-minh-tren-the-gioi
                                                                                                                                       Cách trang điểm Ai Cập

Trong giai đoạn này, đàn ông và phụ nữ Ai Cập thường sử dụng thuốc mỡ và dầu thơm để làm sạch cũng như loại bỏ mùi cơ thể. Ngoài ra, còn để làm mềm da. Trang điểm với các loại mỹ phẩm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và vấn đề vệ sinh của người Ai Cập.

Họ sử dụng dầu và kem để bảo vệ da trong điều kiện khí hậu sa mạc nóng nực ở Ai Cập. Tại Ai Cập cổ đại, các nghi thức tôn giáo cũng có mối liên hệ với việc sử dụng nước hoa. Họ chế tạo ra nước hoa bằng dầu vừng, hoa hồng, tuyết tùng, lô hội, cây hùng tây, hoa huệ, hoa oải hương, cây bạc hà, dầu hương thảo, dầu dưỡng và cả dầu hạnh nhân.

Năm 4000 trước Công nguyên

Phụ nữ Ai Cập trong thời kỳ này đã biết sử dụng chất galena mesdemet (gồm đồng và quặng chì) và malachite (chất màu xanh lục nhạt của khoáng đồng). Mỹ phẩm này thường dùng cho phần mặt của phụ nữ Ai Cập, để tạo màu sắc cho khuôn mặt.

lich-su-day-hap-dan-ve-my-pham-tai-cac-nen-van-minh-tren-the-gioi
                                                                                                                    Lịch sử mỹ phẩm tại Ai Cập

Những phương pháp sử dụng các loại mỹ phẩm này thường được kết hợp với đồng oxyd hóa, hạnh nhân cháy, cùng các màu sắc khác nhau của đồng quặng, tro, chì. Hỗn hợp này thường được gọi là Kohl, là một loại mỹ phẩm được dùng để tô vào phần mắt của họ, với hình dạng hạnh nhân. Phụ nữ luôn trang điểm trong các bữa tiệc, họ luôn mang theo hộp trang điểm và đặt chúng dưới ghế ngồi.

Năm 3000 trước Công Nguyên

Ở Trung Quốc, phụ nữ ở thời kỳ này tạo ra sơn móng tay của họ từ trứng, kẹo cao su và sáp ong. Màu sắc của móng tay xác định tầng lớp xã hội của họ. Màu vàng và bạc đại diện cho giới Hoàng gia, màu đen hoặc đỏ thường dành cho các vị Hoàng hậu kế tiếp. Tầng lớp thấp hơn bị cấm không được làm đẹp móng tay.

lich-su-day-hap-dan-ve-my-pham-tai-cac-nen-van-minh-tren-the-gioi
                                                                                                                                Phụ nữ Trung Quốc

Tại Hy Lạp trong giai đoạn này, phụ nữ sử dụng chì trắng và dâu tằm để trang điểm khuôn mặt. Họ tạo ra lông mày giả bằng lông bò. Đây được xem là một lối thời trang kì quặc.

Năm 1500 trước Công Nguyên

Để làm trắng mặt, bột gạo thường được sử dụng để làm lớp trang điểm nền trong giai đoạn này tại Trung Quốc và Nhật Bản. Họ cũng cạo lông mày, vẽ mặt và nhuộm tóc với thuốc nhuộm henna. Răng của người thời kỳ này còn được nhuộm vàng hoặc đen.

lich-su-day-hap-dan-ve-my-pham-tai-cac-nen-van-minh-tren-the-gioi
                                                                                       Trung Quốc vốn là thánh địa của mỹ phẩm

Năm 1000 trước Công Nguyên

Son môi thô được làm từ đất sét Ocher với sắt màu đỏ được người Hy Lạp cổ đại sử dụng như một sản phẩm thời trang. Họ cũng biết cách dùng phấn cho gương mặt để làm sáng da.

lich-su-day-hap-dan-ve-my-pham-tai-cac-nen-van-minh-tren-the-gioi
                                                                                                            Phụ nữ Hy Lạp trang điểm. Ảnh minh họa

Lịch sử mỹ phẩm và quá trình phát triển sau Công Nguyên

Năm 100 sau Công Nguyên

Ở Rôma, người La Mã đã biết dùng bột và bơ để trị mụn nhọt, dùng mỡ cừu và máu để sơn móng tay. Ngoài ra, tắm bùn được phát minh bởi người La Mã và dần đi vào cuộc sống thường ngày của họ. Một số người đàn ông La Mã cũng biết nhuộm tóc vàng.

lich-su-day-hap-dan-ve-my-pham-tai-cac-nen-van-minh-tren-the-gioi
                                                                                                           Phụ nữ La Mã cổ. Ảnh minh họa

Năm 300 – 400 sau Công Nguyên

Đây là thời kỳ phát triển của mỹ phẩm Ấn Độ. Henna là kiểu trang điểm phổ biến được sử dụng ở Ấn Độ. Nó thường được sử dụng như thuốc nhuộm tóc và trong văn hóa Mehndi. Họ vẽ lên da của mình, với hoạ tiết thiết kế, trên cả hai tay và bàn chân. Đặc biệt là trước khi cử hành hôn lễ. Các nền văn hoá khác nhau trên thế giới cũng sử dụng hennas trong giai đoạn này, chẳng hạn như Bắc Phi

lich-su-day-hap-dan-ve-my-pham-tai-cac-nen-van-minh-tren-the-gioi
                                                                                                                                       Nghệ thuật Henna tại Ấn Độ

Năm 1200 sau Công Nguyên

Trong thời kỳ này, nước hoa từ Trung Đông đến châu Âu phát triển rất mạnh. Đây được xem như một trong những kết quả từ các cuộc Thập tự chinh, mở rộng truyền giáo.

Năm 1300 sau Công Nguyên

Đây là thời kỳ đỉnh cao của mỹ phẩm, thuộc Đế chế Nữ hoàng Elizabeth.

lich-su-day-hap-dan-ve-my-pham-tai-cac-nen-van-minh-tren-the-gioi
                                                                                                               Khuôn mặt trắng bệch từng được cho là đẹp

Tại nước Anh, nhuộm đỏ tóc đã dần trở thành một xu hướng thời trang thịnh hành. Phụ nữ trong xã hội này thường đánh mặt trắng, để tạo ra một làn da trắng bệch. Ở thời kỳ này, đây là một xu hướng được cho là tuyệt đẹp. Tuy nhiên, một số người cho rằng, loại mỹ phẩm này cũng như cách trang điểm như vậy không tốt, đã chặn đường tuần hoàn tự nhiên của cơ thể. Và chính vì thế, đây là phương pháp làm đẹp khá nguy hiểm

Nguồn tintucvietnam.vn

Trả lời